video bài giảng icon play video
Đăng ký mua thẻ VIP
(Toán lớp 9) Bài 9: Góc ở tâm. Số đo ở cung
Tóm tắt bài học
1. Góc ở tâm
Định nghĩa:
Góc có đỉnh trùng với tâm đường tròn được gọi là góc ở tâm.
Với \(0^0 < \alpha < 180^0 \) thì cung nằm bên  trong góc được gọi là “ cung nhỏ” và cung nằm bên ngoài góc được gọi là “cung lớn”.
Lưu ý: 
Cung nằm ở bên trong góc được gọi là   cung bị chắn.
 \(\stackrel\frown{AnB}\) là cung bị chắn bởi   góc \(\widehat{AOB}\).

<!-- Created with Method Draw - http://github.com/duopixel/Method-Draw/ --> <title></title> <title></title>
2. Số đo cung
Định nghĩa:
Số đo của cung nhỏ bằng số đo của góc ở tâm chắn cung đó.
Số đo của cung lớn bằng hiệu giữa \(180^0\)   và số đo của cung nhỏ (có chung hai mút với cung tròn).
Số đo của nửa đường tròn bằng \(180^0\) 
Chú ý:
Cung nhỏ có số đó nhỏ hơn \(180^0\)
Cung lớn có số đo lớn hơn \(180^0\)
Khi hai mút của cung trùng nhau,ta có “cung không” với số đó \(0^0\) và cung cả đường tròn có số đo \(360^0\)
3. So sánh hai cung
Hai cung được gọi là bằng nhau nếu chúng có số đo bằng nhau;
Trong hai cung, cung nào có số đo lớn hơn được gọi là cung lớn hơn.
Định lí:
    Nếu C là một điểm nằm trên cung AB thì:
                      sđ\(\stackrel\frown{AB}\)=sđ\(\stackrel\frown{AC}\) + sđ\(\stackrel\frown{BC}\)
 
Bài luyện tập chuyên sâu (Luyện tập với các cấp độ từ dễ đến khó của dạng bài này)
Đang tải bình luận
Xem bình luận
Bài học trước
Bài học tiếp
Bài 10: Liên hệ giữa cung và dây
Thời lượng: 16 phút 6 giây