video bài giảng icon play video
Đăng ký mua thẻ VIP
(Toán lớp 11) Bài 5: Quy tắc đếm
Các nội dung chính trong bài học này (Bấm để nhảy đến nội dung cần xem)
Quy tắc cộng
Quy tắc nhân
Bài tập vận dụng
Tóm tắt bài học
Quy tắc cộng
Giả sử đối tượng X có \(m\) cách chọn khác nhau, đối tượng Y có \(n\) cách chọn khác nhau và không có cách chọn đối  tượng X nào trùng với mỗi cách chọn đối tượng Y. Khi đó ta có \(m+n\) cách chọn một trong hai đối tượng X hoặc Y. \(A\) và \(B\) là các tập hữu hạn, không giao nhau: \(n(A∪B)=n(A)+n(B)\).
\(A\) và \(B\) là hai tập hữu hạn bất kì:  \(n(A∪B)=n(A)+n(B)-n(A∩B)\)
\(A_1, A_2,…, A_m\) là các tập hữu hạn tùy ý, đôi một không giao nhau:  \( n(A_1∪A_2∪…∪A_m )=n(A_1)+n(A_2 )+⋯n(A_m)\)
 
Quy tắc nhân
Giả sử có hai hành động được thực hiện liên tiếp. Hành động thứ nhất có \(m\) kết quả. Ứng với mỗi kết quả của hành động thứ nhất, hành động thứ hai có \(n\)kết quả. Khi đó có \(m×n\) kết quả của hai hành động liên tiếp đó. \(A\) và \(B\) là các tập hữu hạn: \(n(A×B)=n(A).n(B)\)
\(A_1, A_2,…, A_m\) là các tập hữu hạn:
  \( n(A_1×A_2×…×A_m )=n(A_1).n(A_2 )…n(A_m)\).
Bài luyện tập chuyên sâu (Luyện tập với các cấp độ từ dễ đến khó của dạng bài này)
Đang tải bình luận
Xem bình luận
Bài học trước
Bài 4: Ôn tập Chương 1
Thời lượng: 26 phút 7 giây
Bài học tiếp
Bài 1: Phép biến hình
Thời lượng: 7 phút 18 giây