video bài giảng icon play video
Đăng ký mua thẻ VIP
(Toán lớp 6) Bài 32: Điểm và đường thẳng
Tóm tắt bài học
1. Điểm thuộc, không thuộc đường thẳng
Ta thường dùng chữ cái in hoa để đặt tên điểm và chữ cái in thường để đặt tên đường thẳng.
<!-- Created with Method Draw - http://github.com/duopixel/Method-Draw/ --> <title></title> <title></title> A B C d
Điểm A, C thuộc đường thẳng d. 
   Kí hiệu: \(A \in d\)
Điểm B không thuộc đường thẳng d. Kí hiệu: \(B \notin d\)
Đường thẳng đi qua 2 điểm phân biệt
Ta thấy chỉ có thể vẽ được đúng một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt A, B. 
Đường thẳng đó được gọi là đường thẳng AB hoặc đường thẳng BA.
Nhận xét:
Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt.
chú ý: 
Để nhấn mạnh hai phía của đường thẳng, người ta còn dùng hai chữ cái thường để đặt tên cho đường thẳng. 
2. Ba điểm thẳng hàng
3 điểm thẳng hàng là 3 điểm cùng thuộc một đường thẳng.
3. hai đường thẳng song song, cắt nhau, trùng nhau
Hai đường thẳng phân biệt  có nhiều nhất là một điểm chung.
- Hai đường thẳng song song 
<!-- Created with Method Draw - http://github.com/duopixel/Method-Draw/ --> <title></title> <title></title> a b
a và b không có điểm chung thì a và b song song với nhau.
Kí hiệu:  a // b
- Hai đường thẳng cắt nhau
<!-- Created with Method Draw - http://github.com/duopixel/Method-Draw/ --> <title></title> <title></title> a b P
a và b có đúng một điểm chung P,  a và b cắt nhau tại điểm P. 
P là giao điểm của a và b
- Hai đường thẳng trùng nhau
<!-- Created with Method Draw - http://github.com/duopixel/Method-Draw/ --> <title></title> <title></title> A B C
đường thẳng AB và đường thẳng BC trùng nhau.
Bài luyện tập chuyên sâu (Luyện tập với các cấp độ từ dễ đến khó của dạng bài này)
Đang tải bình luận
Xem bình luận
Bài học trước
Bài học tiếp
Bài 33: Điểm nằm giữa hai tia. Tia
Thời lượng: 17 phút 51 giây